Bên trong nhà máy sản xuất mì gói triệu USD ở Việt Nam


Từ khi gia nhập thị trường, Acecook chú trọng phát triển ngành hàng thông qua việc đầu tư công nghệ, nâng cao kỹ thuật quản lý chất lượng, đa dạng hóa bằng cách sáng tạo các sản phẩm dựa trên nguồn nguyên liệu địa phương như phở, bún, hủ tiếu ăn liền hay kết hợp du nhập các món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực thế giới như mì udon, rong biển, kim chi, lẩu Thái…
Ông Kajiwara Junichi
Tổng giám đốc công ty là nhân tố quan trọng nhất trong chặng đường mang đến những bữa ăn nhanh, tiện dụng cho người Việt.

Bí quyết thành công của Acecook chính là biết kết hợp giữa thế mạnh của doanh nghiệp với ưu điểm của đội ngũ nhân sự bản địa. Từ khi mới thành lập, công ty đã xác định: "Yếu tố quyết định thành công của một sản phẩm thực phẩm là khẩu vị. Muốn sản phẩm được thị trường đón nhận thì hương vị phải phù hợp với khẩu vị người dùng địa phương”.

Vì vậy, Acecook đã chọn chiến lược kết hợp “công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam”, trong đó trao nhiệm vụ tạo ra hương vị địa phương cho bộ phận chuyên môn người Việt quyết định. Kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng vẫn là của Nhật. Sự kết hợp này đã tạo ra những sản phẩm được người dùng đón nhận và yêu thích. Kết quả, sản lượng tiêu thụ mì ăn liền trên thị trường Việt từ 1,3 tỷ gói vào năm 1995 đến nay đã tăng lên 4-5 tỷ gói một năm, trong đó Acecook chiếm gần 50% với hơn 2,5 tỷ gói mì được bán ra mỗi năm.


Trong năm qua, Acecook đã đưa ra thị trường nhiều loại hình sản phẩm mới, đa dạng sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng như mì ly, phở ly, mì không chiên… Ngoài ra, còn các sản phẩm mì ăn liền gói cao cấp và đưa ra cách sử dụng mới. Thay vì chế nước sôi sau 3 phút thì giờ đây còn có mì ăn liền dạng nấu.

Bản thân ông Kajiwara, Tổng giám đốc công ty Acecook cũng là người có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Do đó, ông cũng chú trọng phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ gạo như phở, bún, hủ tiếu ăn liền…. Các sản phẩm này không chỉ bán tại thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu ngược lại sang quê hương Nhật Bản của ông. Theo đại diện Acecook. phở Việt dần được người dân đón nhận, phân phối tại nhiều nơi trên xứ Phù Tang. Mong muốn của ông Kajiwara còn là quốc tế hóa ẩm thực Việt Nam bằng cách xuất khẩu sản phẩm đến hơn 40 quốc gia thế giới. Trong đó, sản phẩm làm từ hạt gạo sẽ chủ đạo. “Dựa trên những kỹ thuật Nhật Bản kết hợp với nguồn nguyên liệu gạo đặc trưng của Việt Nam, chúng tôi sẽ sáng tạo, tạo ra những sản phẩm độc đáo, mới lạ trong tương lai”, người đứng đầu công ty cho biết.

Năm 2016, dạng ly chiếm 5% tổng mì ăn liền của Acecook. Năm nay, ngành hàng mì ly tăng trưởng gấp 2 lần (hơn 200%). Công ty đánh giá đây là mức tăng vượt bậc.

Tổng giám đốc Acecook Việt Nam - ông Kajiwara Junichi nhận định, thị trường mì ăn liền tại Việt Nam trong 5 năm tới sẽ phát triển mạnh, đạt mức tiêu thụ trung bình 5,5 tỷ gói một năm.

Trong tương lai, Acecook Việt Nam hướng đến hai mục tiêu. Thứ nhất là tăng tổng tiêu thụ ngành sợi ăn liền nói chung, bao gồm mì, phở, bún, hủ tiếu, miến và các sản phẩm dạng cup (ly, tô, khay). Thứ hai là tăng lượng tiêu thụ dạng cup (ly, tô, khay) nhưng không giảm tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm dạng gói, cụ thể là hướng đến việc đẩy mức tiêu thụ dạng cup lên con số chiếm 20% toàn ngành.


Phương châm quản trị 3 chữ H

Let's block ads! (Why?)