Phượt thủ đi khắp thế giới không cần bay

Chỉ cần đến 9 quốc gia nữa Torbjørn Pedersen sẽ hoàn thành hành trình vòng quanh thế giới, nhưng anh lại mắc kẹt ở Hong Kong vì Covid-19.

Torbjørn "Thor" Pedersen chỉ định dành bốn ngày ở Hong Kong trong chuyến đi đến 203 quốc gia trên thế giới. Nhưng không may khi anh đã ở đây 99 ngày, tính đến 6/5.

Trước đó, phượt thủ người Đan Mạch này đến Hong Kong để lên tàu tới quốc đảo Palau, tuy nhiên hải trình bị hủy vì . Hiện anh phải đợi đến khi những lệnh hạn chế đi lại được gỡ bỏ để có thể đặt chuyến đi khác tới Palau - một trong 9 đất nước cuối cùng trong danh sách Pedersen cần chinh phục, để hoàn thành kỳ tích đi vòng quanh thế giới trong một chuyến.  

Pedersen ước tính mình sẽ phải dành thêm ít nhất 10 tháng để đến Palau, Vanuatu, Tonga, Samoa, Tuvalu, New Zealand, Australia, Sri Lanka, và  Maldives. Ảnh: Once Upon a Saga.

Pedersen ước tính mình sẽ phải dành thêm ít nhất 10 tháng để đến Palau, Vanuatu, Tonga, Samoa, Tuvalu, New Zealand, Australia, Sri Lanka, và Maldives. Ảnh: Once Upon a Saga.

Pedersen bắt đầu hành trình từ năm 2013, khi cha anh gửi cho con trai một bài báo đề cập đến khả năng đến mọi quốc gia trên thế giới mà không cần bay. Khảo sát một chút, Pedersen nhận ra chưa ai từng chinh phục thử thách này.

"Có một cơ hội để làm điều gì đó chưa từng có trong lịch sử, tôi tự đẩy mình vượt mọi giới hạn và hy vọng truyền cảm hứng cho những người khác trên đường đi", phượt thủ 41 tuổi nói.

10 tháng sau, anh dồn tâm trí để lên kế hoạch và cuối cùng lên đường vào 10/10/2013. 12 năm kinh nghiệm trong ngành hàng hải giúp phượt thủ này biết cách lập kế hoạch và xê dịch. Trải qua 6 năm rưỡi, anh đã đi tàu chở hàng, thuyền nhỏ, phà, tuk-tuk, tàu hỏa và xe buýt. Với những điểm đến xa xôi, lựa chọn duy nhất của Pedersen là tàu chở hàng. Một hành trình xuyên đại dương thường chỉ mất vài giờ trên máy báy, nhưng nếu ở trên một con tàu, bạn sẽ cần vài ngày cho đến vài tuần. Thời gian dài như vậy, thêm khoảng đợi visa, thiên tai... có thể khiến hành trình kéo dài hàng năm.

Phượt thủ này ví chuyến xê dịch của mình như một trường đại học khó nhằn. Sinh viên phải đến một ngôi trường nơi họ gặp bạn bè và trải nghiệm cuộc sống, nhưng phần lớn thời gian họ đọc sách, nghiên cứu và phải qua mọi bài kiểm tra.

"Thật vui khi nhìn về tương lai và mơ mộng về cuộc đời khi kết thúc chuyến đi này. Nhưng hầu hết thời gian bạn sẽ không thấy quá vui khi dấn thân vào nó", Pedersen trải lòng.

Tuy vậy, không phải lúc nào Pedersen cũng hừng hực quyết tâm trên đường. Anh từng không ít lần nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, quay về nhà. Khi đang vi vu khắp Trung Phi, anh bị sốt rét, cùng lúc nhận tin bà mình vừa qua đời. Và trên đường, anh còn bị phân biệt chủng tộc đến mức cực đoan, khó xin visa và vẫn không thể đi từ nước này sang nước khác thuận lợi, ngay cả khi đầy đủ giấy tờ.

Dù sở hữu một trong những quyển hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, Pedersen vẫn gặp khó khăn khi xin visa, đặc biệt là tại những nơi khó đến như Yemen, Iraq, Syria, Ả Rập Saudi, Iran, Nauru và Angola. Ảnh: Once Upon a Saga.

Dù sở hữu một trong những quyển hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, Pedersen vẫn gặp khó khăn khi xin visa, đặc biệt tại những nơi khó đến như Yemen, Iraq, Syria, Ả Rập Saudi, Iran, Nauru và Angola. Ảnh: Once Upon a Saga.

Khoảng bốn đến năm tháng sau, cuối cùng Pedersen cảm thấy mình không thể chịu đựng được nữa. Anh lấy hộ chiếu, gọi taxi đến sân bay. Nhưng trên đường, anh vô tình gặp một người bạn - người này không biết nhiều tiếng Anh nhưng năng lượng tích cực của anh ấy hối thúc Pedersen tiếp tục hành trình. Anh vẫn lên taxi, nhưng bỏ qua sân bay và đi hơn 800 km đến đất nước tiếp theo.

Chỉ ở lại mỗi quốc gia ít nhất 24h, Pedersen không chú trọng tới việc phải check-in càng nhiều điểm du lịch nổi tiếng càng tốt. Anh không coi trọng chuyện thăm thú những di tích hút khách hay những công trình kiến trúc đồ sộ, mà dành thời gian cho những người bạn mới trên đường.

"Chắc chắn một người lạ là một người bạn ta chưa gặp bao giờ. Chúng ta đều là con người với nhau, và thế giới này không phải một nơi đáng sợ", Pedersen bày tỏ.

Gia chủ đang đón tiếp anh tại Hong Kong càng khiến Pedersen thêm tin tưởng vào điều mình tâm niệm. Anh gặp họ qua những người quen, và chỉ định xin tá túc trong bốn ngày. Nhưng hơn 90 ngày đã trôi qua, họ vẫn chưa "đuổi" Pedersen ra đường.

"Điều buồn cười trong chuyện này là cả đời tôi cũng chưa bao giờ dành nhiều thời gian đến thế với gia đình mình", anh nói.

Pedersen thân thiết với hai đứa trẻ trong gia đình này, cùng chúng đi leo núi, chơi video game, ăn tối... "Tôi vẫn không thể lý giải vì sao mình vẫn chưa chết. Cách duy nhất tôi có thể giải thích cho chuyện này là thế giới hẳn là một nơi thân thiện hơn chúng ta vẫn tưởng", anh bộc bạch.

Pedersen đã lên 400 chuyến xe buýt, 300 chuyến tàu hỏa và 25 chuyến đi trên tàu thuỷ chở hàng.

Pedersen đã lên 400 chuyến xe buýt, 300 chuyến tàu hỏa và 25 chuyến đi trên tàu thuỷ chở hàng.

Đã 6 năm 6 tháng trôi qua, chỉ tiêu 20 USD một ngày, đi qua 194 quốc gia,  Pedersen đang rất gần với đích - nhưng anh không thể biết đó là lúc nào. Khi đến Maldives, anh dự định ăn mừng cùng bạn gái của mình và những phượt thủ từng đi khắp thế giới khác như  hay .

"Hôn thê của tôi ủng hộ tôi rất nhiều trên suốt chặng đường này. Cô ấy đã tới thăm tôi 21 lần. Thực ra, cả hai còn có một chuyện đùa truyền thống: Tôi chỉ cạo râu khi cô ấy đến thăm. Và tôi chưa gặp cô ấy bảy tháng nay, đó là lý do bộ râu dài thế này", Pedersen hào hứng khoe.

Hiện anh nóng lòng gặp lại bạn gái, người cùng anh dự định tổ chức đám cưới tại New Zealand. 

Bảo Ngọc (Theo Business Insider, CNN)

Let's block ads! (Why?)