Người đào Bitcoin lo trả tiền điện gấp ba

Bộ Công Thương vừa có văn bản hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các tổng công ty điện áp giá điện kinh doanh với khách hàng có hệ thống máy tính đào tiền ảo như Bitcoin, Litecoin, Ethereum... Mức giá bán lẻ kinh doanh cao nhất mà đối tượng khách hàng này phải chịu có thể lên tới 4.233 đồng một kWh. 

Đầu tư gần 300 triệu đồng cách đây nửa năm, mỗi tháng anh Hiếu phải trả cho dàn "trâu cày" trên 5 triệu đồng tiền điện nhưng là theo giá điện sinh hoạt. Anh nhẩm tính nếu bị áp giá điện kinh doanh, tiền điện phải trả cho dàn máy đào sẽ tăng gấp đôi hoặc 3 lần.

Trước quy định mới sẽ bị áp giá điện kinh doanh, anh Hiếu băn khoăn, "trước giờ nhà tôi sử dụng điện sinh hoạt, nay lại có thêm vài máy đào bitcoin thì công ty điện lực xác minh như thế nào để áp giá điện kinh doanh cho đúng?". 

Đào Bitcoin ở Việt Nam sẽ bị tính giá điện kinh doanh thế nào? 

Chi phí tiền điện cho một giàn "trâu cày" có thể sẽ tăng gấp ba lần.

Đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc áp dụng giá bán điện sẽ căn cứ theo thực tế sử dụng điện theo quy định Thông tư 16/2014 và giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ là một phần trong áp dụng giá điện.

Ông giải thích, theo Thông tư 16/2014 khách hàng khi ký hợp đồng mua bán điện với điện lực sẽ phải đăng ký rõ hoạt động kinh doanh hay điện sinh hoạt. Trường hợp đăng ký hoạt động kinh doanh máy tính sẽ phải khai báo cụ thể là khai thác phần mềm hoặc sản xuất phần mềm. Nếu sản xuất phần mềm thì áp dụng giá sản xuất; còn máy tính dùng để khai thác phần mềm nhằm "đào" tiền ảo sẽ bị áp dụng giá kinh doanh. 

Còn theo đại diện Tổng công tỷ Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội), trách nhiệm thông báo lại mục đích sử dụng điện được nêu rõ trong hợp đồng mua bán điện, nhưng không phải ai cũng tuân thủ. Vì thế, với trường hợp nghi khách hàng sử dụng không đúng mục đích đăng ký, căn cứ vào sản lượng điện tiêu thụ cực lớn, tăng cao bất thường so với các chu kỳ trước, công suất đăng ký ban đầu, giấy phép sản xuất... ngành điện sẽ kiểm tra thực tế.

"Kết quả sau kiểm tra nếu phát hiện điện được dùng 'đào' tiền ảo, khách hàng đó sẽ phải chịu giá điện kinh doanh và chịu truy thu chênh lệch giá điện", đại diện EVN Hà Nội cho biết. 

Trường hợp khách hàng sử dụng nhiều mục đích, trong đó vừa sản xuất phần mềm tin học, vừa khai thác bitcoin thì tính đúng tỷ lệ giá theo thực tế sử dụng. Còn với người mua điện từ đầu đăng ký sử dụng 100% cho hoạt động giả mã, khai thác Bitcoin, ngành điện sẽ thực hiện chuyển áp từ giá sản xuất sang kinh doanh; đồng thời thực hiện truy thu chênh lệch giá toàn bộ sản lượng điện đã sử dụng.

Vị này cũng nêu khó khăn, hoạt động "đào" Bitcoin không thuộc diện phải đăng ký giấy phép kinh doanh và theo quy định "nhà đèn" chỉ có thể áp giá kinh doanh với đối tượng khách hàng đăng ký kinh doanh, buôn bán. "Việc nhận biết khách hàng sở hữu hệ thống máy "đào" Bitcoin hay không tương đối khó khăn, nhất là trường hợp Sở Kế hoạch đã cấp giấy phép hoạt động là sản xuất phần mềm tin học", một lãnh đạo ngành điện thừa nhận.

* Một 'trại' đào Bitcoin

Bên trong xưởng

Anh Minh

Let's block ads! (Why?)