CEO VMP Training: 'Đào tạo nhân sự rất quan trọng'

Anh Lộc cho biết, lâu nay, nguồn lao động giá rẻ vẫn được giới thiệu là một lợi thế so sánh khi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng lao động không được đánh giá cao, nhất là so sánh với các nước trong khu vực và thế giới.

"Việt Nam chưa tự tin khẳng định về nguồn lao động có trình độ, tay nghề trên thị trường lao động quốc tế. Trong khi đó, cùng với sự hội nhập quốc tế, câu chuyện máy móc dần thay thế con người không còn xa lạ thì lao động giá rẻ nhưng chất lượng kém không được ưa chuộng", doanh nhân trẻ cho biết.

Từng đảm nhận vị trí quản lý quan trọng của các tập đoàn lớn tại Việt Nam như Unilever, Mead Johnson, Coca-Cola, Diageo, Bayer… anh Lộc nhận thấy, công tác đào tạo có vai trò quan trọng. Việc phát triển năng lực của cá nhân và doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong quá trình toàn cầu hóa.

Đó cũng là lý do CEO trẻ bước chân vào lĩnh vực đào tạo, huấn luyện kỹ năng và phát triển năng lực cá nhân dù có bằng thạc sĩ hai chuyên ngành: quản trị kinh doanh và luật. Năm 2013, Công ty TNHH Đào tạo nhân lực Việt (VMP Training) ra đời.

polyad

CEO Phan Hữu Lộc - Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Nhân lực Việt

Người sáng lập ra VMP theo đuổi sứ mệnh tạo ra những giá trị khác biệt về chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy hiện đại. Các khóa học của VMP đều tham khảo từ giáo trình nước ngoài nhưng được Việt hóa, giúp học viên dễ dàng vận dụng trong thực tiễn.

Một số khóa đào tạo nổi bật của công ty gồm: Train The Trainer chuyên đào tạo giảng viên nội bộ cho doanh nghiệp; Coaching Skills - khóa học huấn luyện và kèm cặp nhân viên, giúp họ chủ động giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Công ty còn triển khai khóa Action Selling - tư vấn đào tạo và thực thi các kế hoạch bán hàng, giúp phát triển đội ngũ và doanh thu; các khóa quản lý cấp trung, đào tạo phương pháp quản lý bài bản, giúp gia tăng năng suất và động lực cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

"VMP xây dựng chương trình đào tạo mang lại giá trị thực thông qua phương pháp và chương trình đào tạo chuyên biệt. Tất cả được thực hiện bài bản theo chiến thuật 'cuốn chiếu': hoàn tất sản phẩm và dịch vụ, sau đó tung ra mặt hàng tiếp theo và lấy uy tín của thương hiệu tạo sự tin tưởng cho khách hàng", anh Lộc chia sẻ.

Với chiến lược "nhãn hàng - Brand", công ty lần lượt tung ra nhiều gói sản phẩm với các chương trình đào tạo gắn liền với hoạt động thực tế kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay, đơn vị đã đào tạo cho hơn 1.000 công ty với hơn chục nghìn học viên là các cấp quản lý lãnh đạo, nhân viên đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại - dịch vụ sản xuất, tài chính và nhân sự.

Sắp tới, VMP tiếp tục hướng tới các tập đoàn đa quốc gia và đơn vị kinh doanh có hơn 1.000 nhân sự (đối với doanh nghiệp sản xuất) và 200 nhân sự (với ngành dịch vụ). Trong năm 2018, công ty sẽ hướng tới mục tiêu đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là đội ngũ quản lý cấp trung.

polyad

CEO Phan Hữu Lộc đang tranh biện cùng các cổ đông trong chương trình "CEO - Chìa khóa thành công" do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoanggia Media Group thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.

Trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ, công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân sự luôn là một trong những vấn đề trọng yếu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Xác định được điều đó, VMP luôn nỗ lực để tạo ra được nhãn hàng nổi trội.

"Một nhãn hàng tốt cần phải hội đủ ba yếu tố là đặc điểm nhận diện; lời hứa của nhãn hàng và trải nghiệm về nhãn hàng. Yếu tố này trả lời cho câu hỏi: doanh nghiệp thực hiện lời hứa của mình như thế nào?. Tôi nghĩ cả ba yếu tố đó, VMP đang làm tốt với các nhãn hàng của mình", lãnh đạo công ty khẳng định.

Mới đây, CEO Phan Hữu Lộc vừa tham gia chương trình "CEO - Chìa khoá thành công" của VTV1 với mong muốn có cơ hội hệ thống lại chính kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời cũng nhìn nhận lại quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Anh đặt mục tiêu đưa VMP trở thành một trong những đơn vị tư vấn, đào tạo uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Huệ Chi

Let's block ads! (Why?)