Điều lễ tân Việt nhớ nhất khi nghỉ Covid-19

"Tôi nhớ giọng khách mắng nhất, ai cũng tưởng đùa nhưng đấy là sự thật. Nghỉ ở nhà nhiều nên giờ chỉ muốn đi làm", Ngọc Ly nói.

5h sáng mỗi ngày, Lê Ngọc Ly, sống ở TP HCM lại với tay tắt chuông báo thức để đầu giường. Sau đó, cô mất thêm 15 phút nữa nấn ná cố ngủ thêm, rồi phải dùng hết quyết tâm để rời giường. Ly làm lễ tân trong một khách sạn 4 sao. Thời gian làm việc ca sáng bắt đầu từ 7h, nhưng Ly phải có mặt trước đó một tiếng để họp với quản lý ca đêm, bàn giao công việc và chỉnh trang lại diện mạo, trang phục sao cho gọn gàng, sạch đẹp nhất. 

Điều khiến các nhân viên khách sạn nhớ nhất chính là khách hàng. Họ nhớ cuộc sống bận rộn và mong mọi thứ trở về như trước kia. Trên ảnh là Ngọc Phượng trong một ca làm việc. Ảnh: NVCC.

Điều khiến các nhân viên khách sạn nhớ nhất chính là khách hàng. Họ nhớ cuộc sống bận rộn và mong mọi thứ trở về như trước kia. Trên ảnh là Ngọc Phượng trong một ca làm việc. Ảnh: NVCC.

Sau đó, cô đọc, tóm tắt thông tin từ log book (sổ theo dõi), thông tin đoàn, khách lẻ và nhiệm vụ hàng ngày, công việc tồn đọng từ ca trước để lại. Cô cũng đôn đốc dọn phòng về công việc chuẩn bị phòng cho khách VIP, phòng khách đến sớm, khách đoàn... Công việc cứ thế cuốn Ly đến tận 14h chiều, khi có đồng nghiệp của ca sau đến. Vào những mùa cao điểm hoặc những hôm khách sạn đông khách, Ly hầu như không kịp uống nước.

Một tháng nay, Ly không phải đấu tranh với bản thân về việc "dậy hay ngủ tiếp", "đi làm hay xin nghỉ" nữa. Khách sạn của cô đóng cửa từ đầu tháng 4, khi chính phủ yêu cầu cách ly xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của . Ly có thể ngủ thỏa thích đến tận trưa mà không cần lo tới máy chấm công. Nhưng rồi, việc "ngủ nướng" đó cũng chấm dứt sau ngày thứ ba. Theo thói quen, Ly lại tỉnh giấc vào lúc 5 - 6h.

Ly nói, cô nhớ sự bận rộn, nhớ công việc, nhớ đồng nghiệp. Sắp đến 30/4, nỗi nhớ lại da diết hơn vì thời điểm này những năm trước, cô và đồng nghiệp đang bận "tối mắt" với các cuộc gọi đặt phòng, yêu cầu của khách, phục vụ... "Lần đầu được nghỉ trọn vẹn một kỳ nghỉ lễ mà tôi buồn như thế này", cô gái trẻ 25 tuổi cho biết.  

Hiện tại, Ngọc Phượng về quê Daklak để sống cùng bố mẹ. Phần lớn bạn bè, đồng nghiệp cũng giống cô, về quê đợi đến ngày khách sạn mở lại. Ảnh: NVCC.

Hiện tại, Ngọc Phượng về quê Dak Lak để sống cùng bố mẹ. Phần lớn bạn bè, đồng nghiệp cũng giống cô, về quê đợi đến ngày khách sạn mở lại. Ảnh: NVCC.

"Giờ nhận được điện thoại bảo từ mai bắt đầu đi làm trở lại, chắc tôi phải nhờ mẹ làm mấy mâm cơm để ăn mừng mất", Tô Phạm Nhật Phượng, 28 tuổi, trưởng bộ phận tiền sảnh của một khách sạn 4 sao ở Nha Trang, nói. Cô đang trong kỳ nghỉ tết dài nhất cuộc đời. Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ tới những nhân viên trong ngành nhà hàng, khách sạn như cô. Phượng không đi làm nên không có thu nhập. 

Phượng nhớ khách sạn, nhớ những người khách thân thiện, nhớ công việc. "Tôi nhớ nhất hai vị khách Nga. Họ bị mất điện thoại khi đi dạo. Tôi đã giúp họ trình báo công an dù lúc đó trời đã tối muộn. Dù không tìm được điện thoại, họ vẫn được công an cấp giấy chứng nhận mất đồ và điều này giúp họ nhận được tiền bảo hiểm khi về nước. Hai người khách cám ơn tôi rối rít và cho điểm tuyệt đối khách sạn tôi trên Booking. Đến giờ, chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau thường xuyên qua Instagram", Phượng kể.

Ngoài nhớ nghề, điều mà một số nhân viên khách sạn nhớ nhất là giọng khách... mắng hay phàn nàn. Dù những lời trách mắng đó đôi khi khiến các nhân viên dở khóc dở cười, nhưng đến giờ khi phải ở nhà quá nhiều và khách sạn vắng khách quá lâu, đây là những điều khiến họ nhớ nhất. 

Nguyễn Hồng Ngọc, nhân viên tại một khu nghỉ dưỡng sinh thái ở Phú Quốc thường nhớ về những kỷ niệm hài hước có với khách hàng. "Có một lần tôi đang làm phục vụ ở nhà hàng trong resort thì một khách gọi tôi lại. Sau đó, anh ấy thông báo rằng trong bát bún anh ấy đang ăn có một sợi tóc. Tôi đã xin lỗi khách, và đổi sang một tô mới. Tuy nhiên, họ vẫn không hài lòng và chụp lại ảnh và đăng lên facebook". Ngọc nói, lúc đó cô cảm thấy rất ấm ức, nhưng bây giờ cô nhớ các vị khách nhiều hơn. 

Y Bít, 25 tuổi làm nhân viên khách sạn ở Quy Nhơn khi ở nhà nghỉ dịch nhớ giọng khách mắng nhất. Tôi nhớ nhất một phàn nàn của khách. Chị ấy trách chúng tôi tại sao mang đồ của khách đi giặt mà chiếc váy của chị ấy từ màu trắng tinh sang màu cháo lòng thế này. Giờ nhớ lại vẫn thấy buồn cười. Khi ở nhà, Bít mỗi lần ăn cháo lòng, cô lại nhớ lại sự cố trên, và cô lại bồi hồi nhớ công việc đã lâu chưa làm của mình. Ảnh: NVCC.

Y Bít, 25 tuổi làm nhân viên khách sạn ở Quy Nhơn khi ở nhà nghỉ dịch nhớ giọng khách mắng nhất. "Tôi nhớ nhất một phàn nàn của khách. Chị ấy trách chúng tôi tại sao mang đồ của khách đi giặt mà chiếc váy của chị ấy từ màu trắng tinh sang màu "cháo lòng" thế này. Giờ nhớ lại vẫn thấy buồn cười". Khi ở nhà, Bít mỗi lần ăn cháo lòng, cô lại nhớ lại sự cố trên, và cô lại bồi hồi nhớ công việc đã lâu chưa làm của mình. Ảnh: NVCC.

Còn với Hoài Thu, 25 tuổi đang làm việc tại một khách sạn ở Adelaide, Australia, điều cô nhớ nhất là cảm giác muốn "bật" lại "thượng đế", sau đó là cảm giác phải kiềm chế và cười thật tươi để tiếp tục công việc của mình. Nhưng giờ, đã lâu rồi cô chưa có cảm giác đó nữa. 

Covid-19 dấy lên nạn phân biệt chủng tộc khiến những nhân viên châu Á như cô (bất kể người Hàn, Nhật, Việt Nam, Trung Quốc...) đều gặp trở ngại khá lớn từ đồng nghiệp và khách hàng. Điều đó vô tình dẫn đến sự e dè lẫn nhau. Và phần lớn nhân viên gốc Á đều tạm thời nghỉ việc để chờ quyết định mới nhất, các nhân viên khác vẫn luân phiên nghỉ - làm việc, dù công việc ít. Tuy nhiên, cô vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chính phủ Australia. 

Trong đại dịch, nhiều người đã chọn về nước để tránh dịch. Nhưng cô và nhiều bạn bè người Việt chọn ở lại vì không muốn thêm gánh nặng cho đất nước. Thu ở chung nhà với 3 người Việt khác. Hiện tại, cô giành thời gian đọc sách, học đan, chăm sóc cây cối...

Điều lo ngại nhất của Thu và các nhân viên trong ngành là cơ hội việc làm sau dịch. Trừ những nhà hàng thuần châu Á, cô e ngại nạn phân biệt chủng tộc hậu Covid-19 sẽ gây khó khăn ít nhiều cho công việc của mình. Cô vẫn đợi công việc từ chỗ làm cũ. Trong trường hợp xấu nhất, cô sẽ qua các nhà hàng thuần Á để nộp đơn.  

Dù mỗi người một nỗi nhớ, nhưng tất cả các nhân viên trong ngành nhà hàng, khách sạn đều có chung một nỗi lo và mong muốn. Họ mong đại dịch sớm được đẩy lùi, ngành du lịch sớm phục hồi và khách hàng sớm quay lại. "Tôi mong dịch bệnh sớm chấm dứt, thế giới sẽ tìm ra vắc xin và thuốc phòng bệnh. Tôi mong không ai sẽ bị thất nghiệp nữa", Tô Phạm Ngọc Phượng nói.

Phương Anh

Let's block ads! (Why?)