Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Nằm trên ngọn đồi nhỏ dưới chân núi Alps ở Đức, Neuschwanstein là một trong những lâu đài có quá khứ bí ẩn. Mỗi năm, nơi này thu hút 1,4 triệu lượt tham quan và là một trong những tòa lâu đài hút khách nhất ở châu Âu.

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Tòa lâu đài này thuộc về Ludwig II của xứ Bavaria, vị vua nổi tiếng hay xấu hổ và nhút nhát. Sau chiến tranh Áo-Phổ, quyền lực của nhà vua mất dần, khiến ông nảy ra ý tưởng xây dựng tòa lâu đài giữa vương quốc "cổ tích" - nơi ông có thể trở thành vị vua thực sự. Đây cũng là ngôi nhà mơ ước của vua Ludwig, nơi ông có thể xa rời cuộc sống thực.

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Vua Ludwig II từng viết thư kể về Neuschwanstein với Richard Wagner, nhà soạn nhạc nổi tiếng cũng là người bạn tâm giao nhiều năm của ông: “Tòa lâu đài có tọa lạc tại một trong những nơi đẹp nhất từng được tìm thấy, thiêng liêng và tách biệt”.

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Công trình khởi công vào năm 1869 trên tàn tích tòa lâu đài của vua Ludwig I. Thợ xây miệt mài suốt hơn một thập kỷ, để kịp hoàn thành cho vua Ludwig II chuyển đến. Bức ảnh trên được chụp vào năm 1875, khi công trình còn dang dở.

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Những nhà thiết kế nhà hát và nghệ nhân làm việc cùng các kiến ​​trúc sư để tạo nên công trình hoành tráng, sử dụng công nghệ hiện đại. Có quy mô khổng lồ với 200 phòng theo bản vẽ ban đầu, tòa lâu đài chỉ dành cho mình đức vua sinh sống.

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Kiến trúc trong thế giới thần tiên đã xuất hiện ở thế giới thực, với các mô phỏng về những huyền thoại thời Trung Cổ. Những bức ảnh trên tường thể hiện tình yêu, tội lỗi, sự ăn năn, ơn cứu độ. Đặc biệt, có những bức tranh mô tả người tình, nhà thơ, các hiệp sĩ hay đức vua.

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Tuy nhiên, viễn tưởng đẹp đẽ của vua Ludwig II cho vương quốc riêng của mình nhanh chóng bị phá hỏng. Năm 1885, các ngân hàng đe dọa sẽ tịch thu tài sản của ông khiến ông đã có những phản ứng gay gắt.

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Chính nội các của Ludwig II đã cáo buộc đức vua hóa điên, ông bị bắt tại lâu đài Neuschwanstein vào ngày 12/6/1886 và chuyển đi nơi khác. 

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Khoảng 6h chiều 13/6/1886, Ludwig II cùng bác sĩ tâm thần Bernhard von Gudden rời lâu đài để đi dạo quanh hồ Starnberg. Đó là lần cuối cùng người ta nhìn thấy họ còn sống. Cả hai thi thể được tìm thấy vào đêm đó, tại vùng nước chỉ ngập đến thắt lưng. Cái chết bí ẩn của Ludwig II sau được coi là tự tử, nhưng nhiều người cho rằng đây là một vụ ám sát. Cây thánh giá trên được người dân trong vùng đặt tại nơi được tin là vua từ trần.

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Tòa lâu đài được hoàn thành vào năm 1886 và mở cửa đón khách 7 tuần sau cái chết bí ẩn của đức vua. Bức ảnh trên được chụp vào năm 1886. Vua Ludwig II thực tế chỉ sống tại đây 172 ngày.

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Đến nay, 14 trên tổng số 200 phòng theo kế hoạch được xây dựng. Du khách có thể tham quan các căn phòng, hang động, sảnh trình diễn hòa nhạc, nhà kính và phòng ngủ của vua...

Bi kịch trong tòa lâu đài tráng lệ bậc nhất dưới dãy Alps

Ngoài ra, du khách có thể phóng tầm nhìn toàn cảnh Bavaria, đặc biệt là những dãy núi Tyrol, hồ Alpsee và thung lũng Hohenschwangau.

Lâu đài của Ludwig II

Flycam quanh tòa lâu đài. Video: NatGeo.

Ảnh: NatGeo/Neuschwanstein Castle.

Let's block ads! (Why?)