Kinh tế TP HCM quý I tăng 0,7%

Dù vậy, GRDP vẫn tăng trưởng dương nhờ vào lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp đi lên. Dịch vụ chiếm 66,1% cơ cấu kinh tế, tăng 2,07%. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 3 tháng đầu năm tăng 4,7% so với cùng kỳ nhưng mức tăng rất chậm và có xu hướng giảm.

Tiêu dùng đang chịu áp lực giảm tốc một phần do lạm phát tại TP HCM tiếp tục tăng và cao hơn tốc độ cả nước. Bình quân 3 tháng đầu năm, CPI tăng 4,5% so với cùng kỳ và cao hơn cả nước 0,32 điểm phần trăm.

Ngoài lực đỡ của dịch vụ, tín hiệu tích cực từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là điểm sáng. Thành phố ghi nhận 216 dự án FDI cấp mới, tăng 70% so với cùng kỳ, với tổng số vốn đăng ký cấp mới đạt 133 triệu USD, tăng 30%.

Theo TS Phạm Thị Thanh Xuân, Trường đại học Kinh tế - Luật TP HCM, kết quả tăng trưởng quý I của TP HCM đã được dự liệu từ trước nên không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, kết quả này khiến áp lực tăng trưởng dồn lên quý II và quý III.

Để thúc đẩy tăng trưởng năm nay, thành phố đặt trọng tâm giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò là "vốn mồi" cho nền kinh tế vừa kích thích tiêu dùng, vừa kích thích đầu tư. Ngày 1/4 tới, UBND TPHCM sẽ tổ chức phiên họp thúc đẩy đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cả phía cung và cầu cũng là một giải pháp để khơi thông nguồn lực vốn. Theo Cục Thống kê TP HCM, ngành này có tác động lan tỏa với tăng trưởng vì chiếm 3,68% GRDP thành phố.

TS Phạm Thị Thanh Xuân góp ý nên tập trung hỗ trợ cho lực lượng lao động để làm động lực tăng trưởng. Về nguồn lực này, Cục thống kê TP HCM nêu giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; chú trọng thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực ngành y tế, giáo dục và du lịch. Đồng thời, sớm tháo gỡ khó khăn Đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Viễn Thông

Adblock test (Why?)