Bi kịch thảm khốc của cậu bé muốn đi khắp thế giới

AustraliaChỉ vài giây sau khi cất cánh, một bóng người rơi từ trên máy bay xuống đất.

Keith Sapsford, đến từ Randwick, New South Wales, mới 14 tuổi vào năm 1970. Đó cũng là thời điểm cậu rơi khỏi chiếc máy bay Douglas DC-8 của hãng Japan Airlines và kết thúc cuộc sống trước khi đi khắp thế giới như cậu mơ ước. Chuyến bay năm đó cất cánh từ Sydney, Australia đến Tokyo, Nhật Bản.

50 năm trước, Keith đã rơi xuống đất từ độ cao 60m. Ảnh: Heritage concorde

50 năm trước, Keith đã rơi xuống đất từ độ cao 60m khi khoang chứa bánh máy bay mở ra. Ảnh: Heritage concorde

Trước khi bị kịch xảy đến với gia đình Sapford, họ vừa có một chuyến du lịch vui vẻ cùng nhau. Bố mẹ Keith đưa con trai đi vòng quanh thế giới nhằm thỏa mãn niềm đam mê du lịch bẩm sinh của cậu. Nhưng khi trở về, hai vợ chồng nhanh chóng phát hiện ra chuyến đi chỉ làm tăng thêm sự bồn chồn và khao khát được phiêu lưu không ngừng của Keith. Và đó cũng là lúc người cha đưa ra quyết định dứt khoát, gửi con đến học ở Học viện Công giáo La Mã tại Sydney. Ngày nay, nó đổi tên thành Trung tâm Dunlea, nơi hỗ trợ các thanh thiếu niên thông qua trị liệu. Charles tin rằng đây là hành động cần thiết, giúp phần nào kiềm chế được mong muốn đi xa của con.

Chiếc Douglas DC-8 đỗ tại sân bay Sydney, 2 năm sau cái chết của Keith. Ảnh: All thats interesting

Chiếc Douglas DC-8 đỗ tại sân bay Sydney, 2 năm sau cái chết của Keith. Ảnh: All thats interesting

Nhưng mọi nỗ lực của người bố đều vô ích. Chỉ hai tuần sau đó, ngày 21/2/1970, Keith bỏ trốn, tới sân bay quốc tế Sydney Kingsford Smith. Cậu bé 14 tuổi tìm cách lẻn vào đường băng, leo lên khoang chứa bánh máy bay để đi du lịch lậu. Máy bay cất cánh, thảm kịch xảy ra. Các chuyên gia hàng không chỉ ra rằng, khi trốn trong khoang chứa bánh máy bay, Keith không hề biết khi máy bay lên cao, khoang này mở ra một lần nữa để thu lốp xe vào bên trong, Keith không có chỗ nào bám vào, và việc cậu rơi thẳng từ trên cao xuống đất là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, người ta cũng tin rằng nếu không thiệt mạng vì rơi khỏi khoang máy bay, Keith có thể chết vì thiếu oxy hoặc đóng băng do thời điểm đó, cậu chỉ mặc áo sơ mi ngắn tay và quần đùi.

Ngày 23/2/1970, hãng AP đưa tin bố của Keith, Charles Sapsford nói về cái chết của con: "Tất cả những gì con trai tôi muốn làm là nhìn ra thế giới. Nó bị cuồng chân. Quyết tâm muốn xem cuộc sống phần còn lại của thế giới như thế nào khiến nó phải trả giá bằng cuộc sống của chính mình".

Sapsford từng nhiều lần cảnh báo con về những nguy hiểm nếu cố tình đi lậu máy bay. Vài tháng trước đó, anh từng kể cho con nghe về một cậu bé người Tây Ban Nha, đã chết vì trốn trong gầm máy bay. Nhưng dường như, Keith bỏ ngoài tai mọi mời cảnh tỉnh từ bố. Người bố qua đời vào 21/10/2005, khi đó ông đã qua tuổi 93.

Thời điểm xảy ra tai nạn, nhiếp ảnh gia nghiệp dư John Gilpin cũng có mặt tại sân bay và vô tình ghi lại được một trong khoảnh khắc tang thương, đáng sợ nhất của ngành hàng không. Sau này, khi xem lại các bức ảnh mình chụp, John mới phát hiện một tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc Keith rơi xuống từ máy bay.

Let's block ads! (Why?)