Việt Nam sau giãn cách trong mắt du khách Tây

Hà NộiMùi khói ập vào phòng ngủ, Katie Lockhart vùng dậy và chạy ra ban công, nhưng phát hiện chủ nhà đang hóa vàng phía dưới.

Katie Lockhart, nữ du khách Mỹ đến Việt Nam từ tháng 1 và kẹt lại vì Covid-19, hiện cô đã tới Sa Pa du lịch sau cách ly xã hội. Dưới đây là cảm nhận của cô về Việt Nam trong giai đoạn này.

Sau một tuần không có thêm ca nhiễm nCoV mới, chính phủ Việt Nam tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội, cho phép một số dịch vụ mở cửa trở lại vào ngày 23/4. 

Trên các con phố, sự ồn ào náo nhiệt đang dần bị chiếm lĩnh vì nhiều người đi xe máy ra đường hơn, trong khi các chủ cửa hàng bắt đầu quét dọn hè phố trước hiên nhà. Đó là những dấu hiệu tốt lành cho thấy, Hà Nội đã sẵn sàng mở cửa trở lại.

Người dân ngồi trà đá lúc hoàng hôn ở Hà Nội hôm 2/5. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP.

Người dân ngồi trà đá lúc hoàng hôn ở Hà Nội hôm 2/5. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP.

Hành động nhanh

Tính đến ngày 15/5, số người nhiễm nCoV mới chỉ hơn 300 và không có ca tử vong. Con số này thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực, như Thái Lan ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm, Malaysia gần 7.000 còn Singapore có hơn 25.000 trường hợp. Việt Nam đã hành động nhanh hơn hầu hết nơi khác trên thế giới trong việc ngăn chặn dịch bệnh: đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào cuối tháng một, ngừng cấp thị thực để hạn chế người nước ngoài nhập cảnh. 

Tôi đến Việt Nam vào tháng 1, trước khi ca nhiễm nCoV đầu tiên xuất hiện tại TP HCM, điểm dừng chân đầu tiên của tôi trong chuyến du lịch. Khi đến Đà Nẵng, Huế, Hội An, Tam Cốc và cuối cùng là Hà Nội, tôi chứng kiến chính phủ đã cách ly cẩn thận các cộng đồng có nguy cơ lây nhiễm, người dân được theo dõi tình trạng sức khỏe và bất kỳ ai nhập cảnh vào nước này đều được cách ly.

Trong những ngày áp dụng cách ly xã hội, visa du lịch kéo dài 3 tháng của tôi đã hết hạn. Nhưng may mắn thay, đôi được phép gia hạn thêm 3 tháng nữa. Vào giữa tháng 3, các bác sĩ cùng nhân viên chính quyền địa phương đã đến homestay nơi tôi ở tại Tam Cốc để đảm bảo các du khách được an toàn và không có ca lây nhiễm nCov.

Công nhân dọn cỏ trước lăng chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 13/5 vì điểm tham quan này bắt đầu đón khách trở lại. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP.

Công nhân dọn cỏ trước Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 13/5 vì điểm tham quan này bắt đầu đón khách trở lại. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP.

Đều đặn hơn cả chuông đồng hồ, vào mỗi sáng và tối, tôi đều được nghe những bản tin cập nhật về tình hình dịch bệnh phát ra từ loa trên các phương tiện di chuyển trên đường phố. Họ cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chi tiết và nhanh nhất có thể. Sự quản lý nhanh chóng của chính phủ và hiểu biết của người dân đất nước này, kết hợp với các chính sách nghiêm ngặt, đã giúp Việt Nam tiêu diệt nCoV hiệu quả hơn phần lớn các quốc gia trên thế giới.

Và nhờ đó, họ có thể gỡ bỏ các hạn chế, giãn cách xã hội một cách an toàn và từ tốn theo từng giai đoạn. Những khu vực rủi ro cao như Hà Nội, TP HCM có các quy định chặt chẽ hơn bao gồm đóng cửa dịch vụ không thiết yếu như quán bar, quán cà phê, địa điểm kinh doanh karaoke và hủy các sự kiện thể thao. Tụ tập hơn 10 người cũng bị cấm. 

Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, ngày 9/5, TP HCM đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với các cơ sở giải trí và các doanh nghiệp không thiết yếu. Hà Nội sau đó vài ngày cũng mở cửa trở lại các điểm tham quan lịch sử dành cho du khách. Phố đi bộ hoạt động lại vào ngày 15/5.

Thành phố của những nụ cười 

Sau khi du lịch về phíaphía Bắc và đến Hà Nội vào cuối tháng 3, tôi đã dành 22 ngày tự cách ly trong căn hộ thuê của mình. Ngày 23/4, tôi đã không thể chờ đợi thêm nữa để đi ngó xem nhà hàng, quán cà phê nào ở thành phố đang chào đón khách quay lại. Các quầy bán thức ăn đường phố là những cơ sở đầu tiên hoạt động. Mùi gà luộc và âm thanh rộn rã của người dân địa phương trò chuyện vui vẻ tràn ngập con phố Chân Cầm.

Cuộc sống sau giãn cách ở Việt Nam lên báo Mỹ/Cuộc sống sau giãn cách ở Việt Nam trong mắt khách Tây

Cà phê trứng, phở... là những món ăn ở Hà Nội được du khách quốc tế yêu thích. Video: CNN.

Thứ đầu tiên tôi muốn thưởng thức sau khi hết giãn cách xã hội là một ly cà phê trứng. Lúc tôi leo lên những bậc cầu thang để đến quán cà phê mình yêu thích, gương mặt tươi cười của người chủ đã nói lên tất cả. Anh ấy chỉ cho tôi một chỗ ngồi, đưa cho tôi tờ thực đơn. Dù tôi biết chính xác thứ tôi cần gọi, chưa bao giờ tôi thấy hào hứng khi lật qua các trang thực đơn như lần này. 

Những chiếc bàn xung quanh tôi chật kín những vị khách trẻ tuổi, họ nói to hơn bình thường, hoặc do tôi chưa quen với điều đó. Nhưng dù sao đi nữa, rõ ràng họ rất vui.

Sau khi phải tự nấu ăn trong những ngày cách ly xã hội, ngay khi có thể, tôi đã đi xuống đường và ăn bún chả. Quán nằm trong một con hẻm nhỏ ở Hàng Quạt. Đây là một trong những món ăn ngon nhất của thành phố này và khi nghĩ đến bát bún chả, tôi bắt đầu chảy nước miếng. Đến nơi, tôi rất ngạc nhiên vì hàng chục chiếc bàn đã chật cứng người. 

Khuyến khích du lịch nội địa

Du lịch nội địa đang hoạt động trở lại, khi các hãng hàng không bắt đầu tăng chuyến bay, các khách sạn trên cả nước mở cửa đón khách. 

Những ngày này, mọi người đều đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, khoảng 75% doanh nghiệp mở cửa lại. Tôi không có cảm giác thành phố thay đổi nhiều vì Covid-19, nó vẫn giống như trước đây khi đại dịch chưa xuất hiện. Việt Nam thoát khỏi sự tàn phá và tổn thương vì Covid-19, không giống như ở Italy hay Mỹ. Tuy vậy, tôi vẫn biết ngành du lịch và khách sạn bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều khách sạn vẫn quyết định đóng cửa cho đến giữa tháng 5, hoặc muộn hơn do ít khách. Một số công ty du lịch chuyên về du thuyền sẽ đóng cửa đến cuối năm. 

Dù vậy, khi chính phủ thông báo mọi thứ đều an toàn và mọi hoạt động dần hồi phục từ cuối tháng 4, tôi đã lên kế hoạch cho chuyến du lịch Sapa để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và tận hưởng không khí trong lành. Tôi mong muốn được đi bộ qua những thửa ruộng bậc thang, chụp những bức ảnh trâu đang cày ruộng và thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Vào ngày 15/5, khu nghỉ dưỡng ở Sa Pa đã mở cửa đón những vị khách đầu tiên, và tôi rất vui mừng khi được trở thành một trong số họ. 

Anh Minh (Theo CNN)

Let's block ads! (Why?)