Nỗi sợ thầm kín của phi công, tiếp viên

Nhiều hành khách căng thẳng khi lên máy bay nhưng ít ai biết rằng các phi công cũng có những nỗi sợ hãi riêng.

Heather Poole, tiếp viên hàng không và là tác giả cuốn sách về các bí mật trên máy bay, cho biết cô không sợ những cuộc nhiễu loạn trên không do máy bay đi vào vùng thời tiết xấu. Nhưng điều khiến cô hốt hoảng hơn cả là những hành khách ngang ngược. "Bạn không bao giờ biết ai đó có khả năng làm gì. Và bạn không thể gọi cảnh sát, cứu hỏa ở độ cao hơn 10.000 m. Chỉ có họ (hành khách) và chúng tôi".

Các tiếp viên cũng có nỗi sợ giống hành khách, nhưng họ buộc phải che giấu. Ảnh: Mic.

Các tiếp viên cũng có những nỗi lo lắng khi đang bay trên cao nhưng họ buộc phải che giấu. Ảnh: Mic.

Emily Witkop, một tiếp viên kỳ cựu khác, cho biết cô là con người và cũng có nỗi sợ hãi giống các hành khách khác."Khi xảy ra sự cố, mọi người sẽ nhìn phản ứng của chúng tôi, đánh giá chúng tôi xử lý tình huống đó. Nếu các bạn hoảng loạn, chúng tôi cũng thế. Nhưng không ai muốn nhìn thấy các tiếp viên bối rối trên máy bay. Do vậy, chúng tôi phải cố gắng nở một nụ cười hoàn hảo. Trên thực tế, chúng tôi cũng thầm cầu nguyện. Chỉ khác là các bạn không biết mà thôi".

Phi công nổi tiếng Patrick Smith, người từng xuất bản nhiều cuốn sách bán chạy về ngành hàng không, cho biết phi công cũng có thể lo lắng khi bay. Phần lớn người lái máy bay đều sợ những điều mà họ không thể kiểm soát được như trục trặc động cơ, va chạm trên mặt đất, bị chim đâm vào...

Hầu hết phi công đều không sợ lỗi do họ gây ra bằng lỗi đến từ bên ngoài, khiến họ không kiểm soát được tình hình. Ảnh: Express.

Hầu hết phi công đều không sợ sai sót do họ gây ra bằng lỗi khách quan khiến họ không kiểm soát được tình hình. Ảnh: Express.

Phi công 53 tuổi cho biết, việc đâm vào chim trên trời khá phổ biến. Một số vụ nguy hiểm từng xảy ra, buộc phi công phải hạ cánh gấp liên quan đến chim. Trong đó có sự cố nổi tiếng mang tên vào năm 2009, khi một đàn ngỗng va chạm với phi cơ của US Airways.

Hạ cánh trên sông Hudson là tai nạn nổi tiếng và kinh điển của ngành hàng không. Ảnh: Express.

Hạ cánh trên sông Hudson (Mỹ) là tai nạn nổi tiếng của ngành hàng không. Ảnh: Express.

Patrick cũng cho biết, chim càng lớn, khả năng gây thiệt hại càng cao. Những con chim nhỏ không thể làm tắc nghẽn động cơ, nhưng cũng có thể làm cong, gãy, hoặc gây ra các vụ nổ bên trong động cơ, khiến mất điện. Sự cố gây thiệt hại nhiều nhất về người và vật chất do chim gây ra là vào tháng 10/1960. Đó là chuyến bay mang số hiệu 375 của hãng Eastern Air Lines. Một đàn chim sáo đá đâm vào phi cơ lúc cất cánh, khiến cả bốn động cơ đều bị hư hại và máy bay rơi ở cảng Boston, khiến 62 người thiệt mạng. 

Ngoài ra, các phi công cũng lo lắng về các vụ nổ pin, sạc điện thoại, máy tính. Nếu chuyện này xảy ra trên cabin, tiếp viên có thể xử lý dễ dàng bằng bình xịt cứu hỏa. Nhưng nếu nó bùng phát trong khoang đựng hành lý ký gửi thì sẽ là một vấn đề lớn. Đó cũng là lý do ngày nay các hãng bay yêu cầu hành khách không cất các loại pin, dụng cụ dễ gây cháy nổ trong hành lý ký gửi.

Patrick cho biết, phần lớn các chuyến bay đều có lỗi, nhưng ngày nay, các hãng đã đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ đó.

Anh Minh (Theo YahooExpress)

Let's block ads! (Why?)