Sáng 1/10, Bệnh viện dã chiến Việt Nam sang Nam Sudan thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Liên Hợp Quốc. 63 cán bộ quân y người Việt sẽ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân nơi đây trong một năm. Dưới đây là một số nét về Nam Sudan:
Đất nước này nằm ở Đông Phi, tách ra khỏi Sudan sau nhiều năm nội chiến. Đây là một trong những quốc gia có lịch sử non trẻ nhất thế giới, theo Factfile. Dân số của Nam Sudan là 13 triệu người.
Dù quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn, mệnh giá tiền vẫn liên tục giảm và GDP thấp. Năm 2016, lạm phát ở đây đã lên ngưỡng 309%.
Người dân ở Nam Sudan phần lớn theo nghề canh tác, chăn nuôi. Ảnh: Norwegian People's Aid. |
Ở khu vực nông thôn, bình quân thu nhập đầu người dưới một USD mỗi ngày.
Quốc gia này dựa vào sự hỗ trợ phần lớn của các nước phát triển như Anh, Mỹ, Na Uy, Hà Lan...
Hệ thống giáo dục, y tế của Nam Sudan kém phát triển. Do cơ sở hạ tầng kém nên tăng trưởng kinh tế trong nước cũng chậm.
Hầu hết người dân địa phương buôn bán nhỏ để kiếm sống. Đa số dân cư sống nhờ canh tác, chăn nuôi.
Những đứa trẻ ở Nam Sudan thường theo mẹ đi làm. Ảnh: Crisisaction. |
Ngôn ngữ chính thức ở đây là tiếng Anh. Tuy nhiên, người dân vẫn nói tiếng Arab và hơn một trăm thứ tiếng khác.
Người dân thường sống quây quần với họ hàng, gia đình. Họ chia sẻ bữa ăn cùng nhau. Nhu yếu phẩm của người dân chủ yếu là sữa, đậu phộng, mật ong, cá, thịt, đậu, rau...
Trẻ con ở Nam Sudan hầu hết đều phải theo nghề nghiệp của cha mẹ.
Sự giàu có ở quốc gia này được thể hiện bằng việc sở hữu số gia súc.
Người dân ở đây cũng rất quan trọng lời chào hỏi. Với họ, "lời chào cao hơn mâm cỗ".
Người dân vẫy cờ Nam Sudan. Ảnh: Usip. |
Quốc ca của cộng hòa Nam Sudan có nguồn gốc từ một cuộc thi.
Đứa trẻ đầu tiên được sinh ra sau khi quốc gia Nam Sudan thành lập là một bé trai. Cậu được đặt tên là "Độc Lập". Tuy nhiên, em bé này chết sau khi sinh một năm.