Buôn Mê Thuột đang vào mùa thu hoạch cà phê. Ở vùng đất đỏ bazan này, mùa thu hoạch cà phê rộn ràng trên những nương đồi và cả trong các khoảng sân phơi mỗi nhà.
Cà phê đã gắn liền với đời sống kinh tế lẫn tinh thần của người Buôn Mê từ rất lâu đời. Cây cà phê đã chiếm giữ vị trí độc tôn, không loại cây trồng nào có thể sánh được. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng, chính đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, sông ngòi, mạch nước ngầm… mà thiên nhiên ưu đãi đã giúp Buôn Mê hun đúc nên những “hạt ngọc miền đất đỏ” căng mọng, có vị thơm ngon đặc trưng.
Giống cà phê được trồng chủ yếu ở Buôn Mê là Robusta, được người Pháp thử nghiệm trên vùng đất này từ hàng trăm năm trước. Chất lượng và hương vị của nó đã khiến nhiều người tán thưởng.
Mùa thu hoạch cà phê ở đây bắt đầu từ tháng 10, kéo dài đến khoảng tháng 12 hàng năm. Suốt một năm dài, cây cà phê chắt chiu chất dinh dưỡng, hấp thụ tinh túy đất trời để tạo nên những hạt cà phê có mùi hương đậm đà.
Một ngày thu hoạch cà phê thường bắt đầu từ sáng sớm. Trải một tấm bạt lớn dưới gốc, người trồng cà phê sẽ chọn những cây chín mọng đều nhất để tuốt quả, sau đó lọc bỏ lá rụng và cành gãy rồi mới đem phơi. Cà phê hái xong cần được phơi ngay, không để dồn trong bao, đặc biệt là phải tránh ẩm mốc.
Ngoài ra, muốn cà phê khô nhanh, người trồng sẽ dập bỏ vỏ trước rồi mới phơi. Trong suốt quá trình phơi, tuyệt đối không để cà phê ướt mưa hay ẩm sương. Cà phê được đánh giá là đạt khi hạt phải có độ căng mọng, không nhăn nheo, có màu vàng ánh xanh.
Theo già làng Y Đoan B’yă (buôn Hwiê), ở buôn, mùa thu hoạch cà phê rất vui. Năm nào được giá là cả làng mở hội tưng bừng, tập trung ở nhà dài đánh cồng chiêng, uống rượu cần. Nhờ cây cà phê mà bao nét đẹp văn hóa buôn làng được gìn giữ.
Để có được những rẫy cà phê tốt tươi, người trồng phải bỏ ra rất nhiều công sức. Sau mỗi vụ thu hoạch, thân cây, cành lá khô dòn giữa tiết trời nắng của Tây Nguyên. Vì thế, người trồng phải tỉa bớt cành để cây cà phê có thời gian phục hồi. Kế đến là công đoạn tưới tiêu để cà phê có thể ra hoa đồng loạt vào khoảng tháng 12, tháng 1, sẵn sàng cho mùa thu sau.
Suốt quá trình chăm cà phê cho đến khi thu hoạch, người trồng phải liên tục tưới tiêu, tỉa cành, diệt sâu, bón gốc. Nếu cây cà phê nào già cỗi sẽ được người trồng chọn hạt giống ươm cây mới để thay. Chồi cà phê xanh mởn cứ thế thay cho những gốc cà phê già, tiếp nối đời cà phê bạt ngàn ở mảnh đất Buôn Mê.
Cà phê Buôn Mê Thuột - từ vườn cây, công nghệ chế biến cho đến phân phối và thưởng thức đã dần hình thành không gian văn hóa đặc thù. Mỗi mùa thu hoạch đi qua, người dân Buôn Mê thường giữ lại chút cà phê trong nhà để thưởng thức, mời khách như một nếp văn hóa lâu đời.
Cà phê Buôn Mê có vị đậm, nồng đặc trưng như chính mảnh đất, con người nơi đây. Chỉ có cà phê Buôn Mê, trồng trên mảnh đất này, do chính người nơi đây chăm bón mới tạo ra đúng hương vị trứ danh đó.
Vì những lý do trên, thương hiệu Vinacafé đã chọn cà phê Buôn Mê chính gốc để làm nên sản phẩm, giữ trọn hương vị nguyên bản của cà phê Việt. Tiêu chí này đã được Vinacafé bền bỉ theo đuổi suốt gần 50 năm, kể từ những ngày đầu thành lập (1968) cho đến nay, giúp sản phẩm luôn có vị đậm hương nồng chất Buôn Mê. Vượt lên giá trị của một thức uống ngon, Vinacafé còn chứa đựng giá trị văn hóa, góp phần tôn vinh “hạt ngọc Buôn Mê” - di sản quốc ẩm của người Việt.
(Nguồn: Vinacafé)