Hãng hàng không xử lý đồ ăn thế nào khi máy bay trễ chuyến

Thứ hai, 3/10/2016 | 20:03 GMT+7

Nếu chuyến bay bị chậm một tiếng trở lên, toàn bộ đồ ăn sẽ phải bỏ để nấu mới, các nhân viên chế biến không thích điều này dù họ được trả thêm 300 USD tiền làm thêm giờ mỗi tháng.

Chelsea Food Services là cơ sở sản xuất đồ ăn của hãng hàng không United Airlines, đặt bên cạnh sân bay quốc tế Newark ở New Jersey, Mỹ. Cơ sở gồm 1.000 nhân viên, làm nhiệm vụ sản xuất 33.000 suất ăn mỗi ngày.

Tất cả nhân viên trong bếp đều phải đội mũ trùm đầu để tránh rơi tóc vào thức ăn và mặc áo bảo hộ. Thực phẩm trong nhà bếp được yêu cầu ghi rõ ngày tháng đồng thời dán nhãn truy xuất nguồn gốc. Tại đây, suất ăn của khoảng 217 chuyến bay được chế biến mỗi ngày và tăng thêm vào mùa cao điểm.

Thực phẩm đều được chế biến bằng tay và nấu trên các vỉ nướng. 

Đồ ăn trên máy bay chỉ nấu chín khoảng 50%. Phần còn lại sẽ do các tiếp viên thực hiện nốt bằng lò vi sóng. 

Với những món không cần phải nấu chín như salad hay trái cây, các nhân viên sẽ chuẩn bị bên ngoài nhà bếp để tránh nhiệt độ làm ảnh hưởng tới chất lượng món ăn.

Số lượng chính xác các suất ăn cho mỗi chuyến sẽ được đóng vào thùng kim loại có đánh dấu số hiệu chuyến bay để dễ dàng vận chuyển.

Toàn bộ đồ ăn sau khi hoàn tất sẽ được đưa vào kho lạnh và giữ trong nhiệt độ 8-10 độ C.

Tuy nhiên, các bữa ăn không thể giữ lâu hơn 6-8 tiếng trước khi lên máy bay. Do đó, nếu chuyến bay bị hoãn từ một tiếng trở lên, toàn bộ đồ ăn sẽ phải bỏ và nấu thay thế. Điều này không những gây ra sự lãng phí mà cả nhân viên cũng phải làm thêm giờ để chuẩn bị các suất ăn mới. 

Các nhân viên làm thêm giờ sẽ nhận được khoản tiền thưởng 300 USD cho mỗi tháng. Mặc dù vậy, họ đều hy vọng các chuyến bay sẽ không bị trễ giờ bởi như thế sẽ giảm được tối đa sự lãng phí thực phẩm.

Ảnh: Sarah Jacobs

Let's block ads! (Why?)