Phụ nữ Arab Saudi nổi tiếng với những luật lệ và quy định hà khắc. Theo đó, họ không được phép làm rất nhiều việc, đặc biệt là những điều sau đây:
Ra ngoài mà không có đàn ông đi cùng
Việc này bao gồm đi du lịch, đi làm, khám chữa bệnh, hoặc những việc nhỏ nhặt như đi chợ hay mua sắm. Ngoài ra, phụ nữ đã kết hôn phải được phép của người giám hộ là chồng để được đi nước ngoài. Sự ràng buộc này kéo dài từ lúc họ sinh ra đến khi qua đời. Nếu chưa lấy chồng, họ cần sự cho phép của người cha, còn nếu chồng qua đời, họ cần sự cho phép của người con trai hoặc sự đồng ý của một người thân là nam giới, thường được gọi là “mahram”.
Ngoài ra, sự phân biệt nam nữ ở Arab rất nặng nề, dẫn đến việc các nữ du khách cảm thấy bất tiện khi tới đây. Nhiều cửa hàng thậm chí đề biển chỉ phục vụ đàn ông và không tiếp khách là nữ giới.
Phụ nữ Arab bị ràng buộc bởi nhiều quy định hà khắc. Ảnh: Hassan Ammar. |
Lái xe
Mặc dù không có quy định cấm phụ nữ lái xe nhưng niềm tin tôn giáo đã ăn sâu vào suy nghĩ của người dân nơi đây. Các giáo sĩ Arab cho rằng phụ nữ lái xe “làm suy yếu các giá trị xã hội” và vì thế phụ nữ không được phép ngồi sau tay lái.
Trang điểm hay mặc quần áo “làm tôn lên vẻ đẹp”
Phụ nữ Arab luôn phải mặc áo choàng dài màu đen (abaya) và một chiếc khăn đội đầu che mặt mỗi khi ra ngoài. Thứ duy nhất được phép để lộ ra là đôi mắt. Cảnh sát tôn giáo có nhiệm vụ phạt những phụ nữ để lộ da thịt hoặc trang điểm quá nhiều.
Tiếp xúc với đàn ông
Phụ nữ bị giới hạn thời gian tiếp xúc với đàn ông. Đây là lý do mà phần lớn công trình công cộng như văn phòng, ngân hàng, trường đại học đều có lối vào riêng biệt cho nam và nữ. Kể cả công viên, bãi biển, khu vui chơi giải trí cũng bị tách biệt. Theo quan niệm của người Arab, việc trộn lẫn sẽ dẫn tới các hành vi tội phạm mà trong đó phụ nữ luôn phải nhận án phạt khắc nghiệt hơn.
Đi bơi
Bởi phụ nữ không được phép nhìn đàn ông khác trong bộ đồ bơi.
Tự do chơi thể thao
Đầu năm 2016, Arab Saudi đã đề xuất tổ chức một Thế vận hội Olympics không có phụ nữ tham gia bởi “xã hội của chúng tôi rất bảo thủ”. Hoàng tử Fahad bin Jalawi al-Saud cho hay. Khi chính phủ Arab gửi nữ vận động viện đến London lần đầu tiên, các giáo sĩ trong nước đã lên án họ là “gái mại dâm”, và kể cả khi đi thi đấu, vận động viên vẫn phải đi kèm người giám hộ nam và mặc bộ đồ che kín mái tóc.
Thử quần áo khi đi mua sắm
Quan niệm ở đây cho rằng phụ nữ thay đồ sau cánh cửa sẽ dễ dẫn đền hành vi phạm tội của đàn ông.
Ngoài ra, phụ nữ cũng không được phép bước vào nghĩa trang, đọc một tạp chí thời trang chưa qua kiểm duyệt hay thậm chí là cả mua búp bê Barbie.