Sự thật thú vị về tượng Nữ thần Tự do

Tên đầy đủ của bức tượng là Liberty Enlightening the World (Nữ thần Tự do soi sáng thế giới).

Người phụ nữ trong chiếc áo là Libertas, nữ thần tự do của người La Mã.

Ngọn đuốc biểu trưng cho ngày Độc lập của Mỹ (4/7/1776).

Tượng Nữ thần Tự do đặt trên đảo Liberty tại cảng New York. Ảnh: Pitt Libguides.

Tượng Nữ thần Tự do đặt trên đảo Liberty tại cảng New York. Ảnh: Pitt Libguides.

Bức tượng cao 93 mét, nặng 204 tấn.

Ước tính có khoảng 4 triệu lượt du khách ghé thăm bức tượng mỗi năm.

Đây là món quà Pháp tặng Mỹ vào năm 1886 nhằm kỷ niệm chiến thắng của Cách mạng Mỹ và việc bãi bỏ chế độ nô lệ.

Edouard de Laboulaye, người nghĩ ra ý tưởng về tượng Nữ thần Tự do hy vọng món quà sẽ truyền cảm hứng cho người Pháp đấu tranh vì dân chủ trước chế độ quân chủ hà khắc của Napolean III.

Gustave Eiffel, người thiết kế tháp Eiffel cũng là người đứng đằng sau việc thiết kế “khung xương sống” của tượng Nữ thần tự do.

Khuôn mặt bức tượng được cho là theo khuôn mẫu mẹ của nhà điêu khắc Charlotte.

Phần đuốc của bức tượng đã được thay bằng vàng 24k vào năm 1984.

Phần đuốc được làm từ vàng 24k. Ảnh: CNN.

Phần đuốc được làm từ vàng 24k. Ảnh: CNN.

Mặc dù du khách không thể nhìn thấy bàn chân bức tượng nhưng trên thực tế Nữ thần đang giẫm lên những xiềng xích bị đứt gãy, với bàn chân phải nâng lên, tượng trưng cho việc giải phóng khỏi áp bức và nô lệ.

Bất chấp ý nghĩa của bức tượng, người Mỹ gốc Phi nhìn nó giống như hình ảnh châm biếm của Mỹ, một quốc gia tự do công bằng với tất cả mọi người nhưng sự phân biệt chủng tộc vẫn luôn hiện hữu trên mọi miền đất nước.

Nữ thần Tự do trở thành biểu tượng của người dân nhập cư nửa sau thế kỷ 19 với hơn 9 triệu người đổ về nước Mỹ. Bức tượng là thứ đầu tiên họ nhìn thấy khi thuyền cập bến vào bờ.

Năm 1984, bức tượng được đưa vào danh sách Di sản văn hóa của UNESCO.

Bức tượng được cho là hứng khoảng 600 tia sét mỗi năm kể từ ngày được xây dựng.

Có hai người đã tự tử bằng cách nhảy từ trên bức tượng xuống, vào năm 1929 và 1932, trong khi nhiều người khác đã nhảy và sống sót.

Bức tượng có nhiều bản sao trên thế giới, trong đó phải kể đến Pháp, Brazil, Trung Quốc…

Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9, bức tượng bị đóng cửa vì lý do an ninh. Năm 2004, lối đi bộ mới được mở trở lại và chỉ cho một số nhỏ du khách đi lên đỉnh vào năm 2009.

Xem thêm: Có bao nhiêu tượng sư tử biển ở Singapore

Hải Thu

Let's block ads! (Why?)