Lý do người dân Venice sợ mặt nạ chống độc

ItalyCovid-19 bùng phát khiến khẩu trang trở thành mặt hàng thiết yếu, nhưng ở Venice, người dân đã biết sử dụng mặt nạ phòng độc cách đây 700 năm.

Một trong những lễ hội lâu đời và nổi tiếng nhất Italy là Venice Carnival (còn biết đến với tên gọi Hội giả trang, Lễ hội hóa trang). Và chiếc mặt nạ nổi bật nhất trong lễ hội, nhưng thoạt nhìn cũng đáng sợ nhất chính là Medico della Peste (mặt nạ chống độc hay mặt nạ bác sĩ dịch hạch). Medico della có hình dạng giống đầu chim, với chiếc mũi dài và hai mắt được lắp thủy tinh.

Hai du khách hóa trang thành bác sĩ dịch hạch (bên phải) và cướp biển vùng Caribbean. Ảnh: Cultures & costoms.

Hai du khách hóa trang thành bác sĩ dịch hạch (bên phải) và cướp biển vùng Caribbean. Ảnh: Cultures & Costoms.

Chiếc mặt nạ này được mô phỏng lại mặt nạ chống độc của các bác sĩ chuyên chống dịch ngày xưa. Trong thế kỷ 14, bệnh dịch hạch (Cái chết đen) lần đầu xuất hiện ở Sicily và sau 5 năm, nó lan rộng ra khắp châu Âu và châu Á, lấy đi tính mạng của hàng trăm triệu người. Vào thời đó, các bác sĩ giỏi nhất, có uy tín và được đào tạo tốt đều có thể dễ dàng nhận ra sự nguy hiểm của dịch hạch. Họ cũng nhận ra rằng căn bệnh vô cùng khó chữa. Và vì vậy, hầu hết trong số họ đã chạy trốn để thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Người nghĩ ra chiếc mặt nạ chống độc này là bác sĩ Charles de l'Orm. Vào năm 1630, Charles de l'Orme thường phải đến thăm những người nhiễm bệnh dịch hạch. Để bảo vệ bản thân, ông đã thiết kế ra một bộ trang phục nhằm bảo hộ thân thể, bao gồm áo choàng dài, mặt nạ chống độc hình chim và một cây gậy. Sau đó, ý tưởng này được các bác sĩ khắp châu Âu học theo.

Ngày nay, du khách đến Venice và đi dạo quanh các con phố, bạn sẽ thấy loại mặt nạ Medico della Peste được bầy bán rất nhiều trong các cửa hàng lưu niệm. Ảnh: Wego Travel Blog.

Ngày nay, du khách đến Venice và đi dạo quanh các con phố, bạn sẽ thấy loại mặt nạ Medico della Peste được bầy bán rất nhiều trong các cửa hàng lưu niệm. Ảnh: Wego Travel Blog.

Chiếc mặt nạ chống độc có mũi dài như mỏ chim, bên trong chứa hoa oải hương, hồng, cúc, tỏi... phơi khô cùng nấm đặc biệt ngâm qua dấm để ngăn vi khuẩn truyền bệnh. Chiếc gậy các bác sĩ dịch bệnh mang theo có tác dụng giúp họ cởi áo bệnh nhân mà không cần dùng tay. Cái chết đen rất nguy hiểm, nên người Venice nói riêng và Italy nói chung rất sợ nhìn thấy chiếc mặt nạ này. Bởi nhìn thấy những người đeo mặt nạ chống độc trong khu vực mình sinh sống đồng nghĩa với việc quanh họ có người nhiễm bệnh.

Công việc của các bác sĩ dịch hạch rất nguy hiểm, nên họ được trả lương cao. Dù vậy, không có mấy người tình nguyện làm công việc này. Khi đại dịch mới xảy ra, Venice có 18 bác sĩ, nhưng cuối cùng chỉ còn một người cho đến 1348. Trong đó, 5 bác sĩ chết vì nhiễm bệnh và 12 người không tìm thấy tung tích. Nhiều người tin rằng họ đã bỏ trốn.

Đồ bảo hộ của các bác sĩ dịch hạch trong thế kỷ 16, với áo choàng dài sát đất được bôi sáp (nế), mũ rộng vành, ủng, găng tay, mặt nạ chống độc và gậy. Ảnh: Culture Trip.

Đồ bảo hộ của các bác sĩ dịch hạch trong thế kỷ 16, với áo choàng dài sát đất được bôi sáp (nế), mũ rộng vành, ủng, găng tay, mặt nạ chống độc và gậy. Ảnh: Culture Trip.

Ngoài mặt nạ chống dịch Medico della peste, du khách khi đến Italy cũng có thể bắt gặp nhiều loại mặt nạ khác, thường được sử dụng trong lễ hội. Một trong số đó là Bauta (mặt nạ màu trắng, hàm vuông, cho phép người đeo có thể dễ dàng ăn uống, có tác dụng giúp người nghèo che giấu thân phận, phụ nữ giả làm nam giới để có thể cùng ngồi ăn với giới quý tộc trong các bữa tiệc lạ mắt), Moretta (mặt nạ hình ô van màu đen, chỉ có hai mắt và thường dành cho phụ nữ ), Gnaga (mặt nạ mèo, thường dành cho đàn ông cải trang phụ nữ)...

Anh Minh (Theo Culture Trip)

Venice Carnival là một lễ hội đường phố, thường diễn ra vào tháng hai hàng năm. Năm nay, vì dịch bệnh, lễ hội đã rút ngắn lại còn hai ngày. Dự kiện ngày diễn ra lễ hội trong năm 2021 là 30/1-16/2. Mỗi năm, sự kiện này thu hút 3 triệu lượt khách đến thành phố kênh đào.

Điểm độc đáo, thu hút nhất của lễ hội chính là người tham gia thường giả trang và đeo mặt nạ trong các buổi diễu hành. Chức năng ban đầu của những chiếc mặt nạ Venice nhằm thể hiện khát vọng của mỗi người đeo nó: được trở thành người mình mong muốn, hoặc làm những điều mình thích. Một người đàn ông nghèo có thể trở thành nhà quý tộc trong một ngày. Một người phụ nữ có thể hành động giống nam giới hay ngược lại.

Việc đeo mặt nạ ở Venice có truyền thống từ thế kỷ 12, và theo các nhà sử học, hành động này là một phản ứng đối với các tầng lớp giai cấp ở châu Âu. Việc đeo mặt nạ này phổ biến đến nỗi chính phủ phải thông qua luật định để hạn chế nó và mọi người chỉ được phép đeo vào mùa Carnival.

Let's block ads! (Why?)