Du lịch muốn có một tháng nghỉ hè

Nhiều doanh nghiệp trông đợi ngành giáo dục cho học sinh nghỉ hè một tháng để có điều kiện đẩy mạnh chương trình kích cầu du lịch.

Các doanh nghiệp đồng tình, để kích cầu du lịch nội địa trong thời điểm hiện nay, khả thi nhất là cho học sinh nghỉ hè khoảng một tháng, từ 15/7 đến 15/8. Điều chỉnh ngày nghỉ hợp lý sẽ tránh được sự tập trung cao độ vào một khoảng thời gian, dịch vụ không quá tải và ít biến động về giá. 

Theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Hanoi Redtours, việc kích cầu du lịch nội địa trong giai đoạn hiện nay không nhất thiết phải điều chỉnh thời gian nghỉ lễ nhiều ngày. Ông cho rằng, các ngày nghỉ lễ, Tết năm nay vẫn cứ theo đúng kế hoạch ban đầu vì rõ ràng, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là thúc đẩy phát triển kinh tế.

"Chính phủ kêu gọi phòng chống dịch nhưng cũng tập trung phát triển kinh tế. Ở tầm vĩ mô các doanh nghiệp khôi phục hoạt động giao thương để thúc đẩy kinh tế. Tầm vi mô thì mỗi người dân, gia đình cũng chú trọng công việc để chăm lo kinh tế gia đình", ông Hoan phân tích.

Vì thế, không phải cứ kéo thêm một vài ngày nghỉ mới có thể kích cầu, thu hút người dân đi chơi để tăng trưởng du lịch và dịch vụ. Kéo dài thêm ngày nghỉ lễ, xét về lợi ích trước mắt các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch sẽ được lợi. Tuy nhiên dễ tạo nên môi trường kinh doanh du lịch "chụp giựt". Giá dịch vụ sẽ bị đẩy lên cao và tình trạng quá tải du lịch chỉ trong vài ngày xảy ra. Như vậy sẽ phá vỡ kế hoạch phát triển du lịch theo hướng bền vững, lâu dài.

Theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc HanoiRedrours, vài năm nay, các đơn vị lữ hành Việt Nam đã phát triển sản phẩm du lịch nội địa đủ 4 mùa. Trong đó, với du lịch hè, tắm biển chỉ là một phần trong xây dựng sản phẩm.Trong ảnh: Khách tắm biển Phú Quốc. Ảnh: Nguyễn Nam.

Theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Hanoi Redrours, vài năm nay, các đơn vị lữ hành Việt Nam đã phát triển sản phẩm du lịch nội địa đủ 4 mùa. Trong đó, với du lịch hè, tắm biển chỉ là một phần trong xây dựng sản phẩm. Trong ảnh, du khách trẻ em tắm biển Phú Quốc. Ảnh: Nguyễn Nam.

Cũng theo ông Hoan, hiện nay các doanh nghiệp lữ hành xây dựng sản phẩm du lịch quanh năm. Mỗi thời điểm sẽ tập trung sản phẩm khác nhau. Du lịch hè vì thế có nhiều sản phẩm, đa dạng chứ không nhất thiết chỉ tắm biển. "Thời gian nghỉ hè của học sinh năm nay diễn ra trong khoảng thời gian một tháng là hợp lý", ông Hoan nói. Nếu thời gian nghỉ hè quá ngắn sẽ đẩy giá dịch vụ du lịch lên cao. Ngoài ra, ngành giáo dục nên xem xét, có thể tạo điều kiện linh hoạt, đơn giản hóa lịch học để các gia đình cân đối, điều chỉnh chuyến du lịch vào các ngày cuối tuần. Điều này cũng phù hợp với xu hướng du lịch hiện nay của người dân, thường chọn những tour gần, ngắn ngày. 

Ông Trần Thế Dũng, Tổng Giám đốc Lữ hành Fiditour cũng khẳng định, học sinh đã nghỉ ở nhà lâu do ảnh hưởng của dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc đang phải học dồn như hiện nay sẽ phần nào tạo ra áp lực cho học sinh. Vì vậy, việc cho học sinh nghỉ hè khoảng một tháng là hợp lý.

"Thời gian nghỉ hè cũng nằm trong khung hè như những năm trước nên sẽ không tác động lớn đến sự phát triển chung của kinh tế - xã hội", ông Dũng nói. Các lĩnh vực du lịch và dịch vụ phục vụ khách nội địa sẽ kích thích tăng trưởng sau dịch vì tạo công ăn việc làm cho xã hội và giúp dòng chảy kinh tế mạnh hơn.

Cũng theo ông Dũng, nếu kéo dài hơn thời gian nghỉ lễ những dịch vụ đi cùng ngành du lịch như hàng không, lữ hành, nhà hàng... sẽ được hưởng lợi vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành và liên vùng. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc "đình trệ" kinh doanh, sản xuất của các lĩnh vực khác. "Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng không vì để kích cầu tdu lịch mà gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác", ông Dũng nói. 

Ngành Giáo dục, nếu có thể xây dựng chương trình học linh hoạt vào dịp cuối tuần với nội dung học nhẹ nhàng, chúng ta có thể duy trì được du lịch cuối tuần dài lâu với thời gian ngắn ngày phù hợp như hiện nay, ông Hoan nói. Nhóm khách gia đình có trẻ nhỏ, học sinh... thường chọn tour ngắn ngày, khởi hành dịp cuối tuần. Ảnh: Nguyễn Nam.

Nhóm khách gia đình có trẻ nhỏ, học sinh... thường chọn tour ngắn ngày, khởi hành dịp cuối tuần. Ảnh: Nguyễn Nam.

Đồng tình với quan điểm này, bà Tạ Thị Cẩm Vinh, Phó Tổng Giám đốc BenThanh Tourist cho rằng, phân bổ đều các đợt nghỉ lễ và hè sẽ giúp dịch vụ tại các tuyến điểm không quá tải chỉ trong một thời gian nhất định. "Thời gian nghỉ hè tốt nhất trong thời điểm hiện nay là khoảng một tháng, từ giữa tháng 7. Các đợt nghỉ lễ như 2/9 năm nay cũng chỉ nên nghỉ một ngày (vì giữa tuần); Tết Dương lịch có thể xem xét nghỉ 4 ngày, từ 31/12 và làm bù vào tuần sau đó", bà Vinh đề xuất. Việc bố trí thời gian nghỉ như vậy sẽ kích cầu phát triển kinh tế đồng bộ và tập trung hơn.

Nhiều doanh nghiệp du lịch cũng cho rằng, hiện nay Việt Nam đang liên tục thực hiện các chương trình kích cầu du lịch nội địa. Kêu gọi "người Việt Nam đi du lịch" với giá giảm đến 70% nhưng vẫn giữ được chất lượng dịch vụ. Vì thế, nếu kéo thời gian nghỉ lễ và rút ngắn thời gian nghỉ hè sẽ dẫn tới tình trạng quá tải. Dịch vụ du lịch khi đó sẽ không thể đáp ứng, đồng nghĩa với việc chất lượng sẽ giảm.

Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel cũng kiến nghị cho học sinh nghỉ hè một tháng để kích cầu du lịch trong nước. Theo phân tích của ông, việc có một tháng nghỉ hè sẽ là thời điểm quan trọng để phát triển du lịch, giúp ngành vượt qua được giai đoạn khó khăn trong quý III/2020.

Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao các Bộ cùng phối hợp để xây dựng, đề xuất kế hoạch nghỉ lễ, nghỉ hè của học sinh nhằm kích cầu du lịch. Vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 2/2020, học sinh trên cả nước phải nghỉ học đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020, học sinh các cấp ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đã đi học trở lại.

Nguyễn Nam

Let's block ads! (Why?)