Về nhà không còn an toàn

MỹNhiều du khách chấp nhận mắc kẹt, quyết định ở lại nơi xa lạ vì cảm thấy an toàn hơn về nhà.

Khi đại dịch lên đỉnh tại nhiều nước trên thế giới, các quốc gia đồng loạt đóng biên, nhiều hãng hàng không hủy chuyến nhằm ngăn chặn sự lây lan của , rất nhiều du khách đã vội vã về nhà. Bên cạnh đó có những người quyết định lang thang ở nước ngoài, chấp nhận "mắc kẹt" ở quốc gia mình vừa tới du lịch cùng tương lai vô định. Insider đã có cuộc trò chuyện với du khách để tìm ra lý do cho quyết định của họ.  

Biết mình an toàn khi ở lại

Samantha Tropper, đến từ North Carolina, Mỹ. Cô bắt đầu thực hiện kế hoạch du lịch bụi tới Nam và Trung Mỹ từ ngày 2/1. Khi tới Ecuador, nước này đóng biên 15 ngày từ 12/3. Do đó, Tropper không thể đi tới điểm tiếp theo, Peru và phải đứng giữa lựa chọn: ở lại hay tìm chuyến bay về nhà. 

Tại khách sạn, cô chứng kiến các vị khách đang cố gắng rời đi. Khi ấy, Ecuador đã tạm dừng các phương tiện giao thông công cộng, điều đó khiến Tropper không thể bắt chuyến xe bus dài 3 tiếng để tới sân bay. Cô cũng nghe nói về các chuyến bay bị hủy, khách du lịch mắc kẹt ở sân bay. Nếu chuyến bay của cô gặp tình trạng tương tự, cô cũng không có chỗ ở vì quy tắc mới ban hành của Ecuador sẽ không cho phép các nhà trọ, khách sạn tiếp nhận bất kỳ vị khách mới nào. Động thái này nằm trong một chuỗi các hành động của chính phủ nhằm ngăn chặn đại dịch. "Sân bay có lẽ là một nơi dễ lây nhiễm nCoV", nữ du khách nói.

Phần lớn du khách đều cho biết tình hình đang thay đổi nhanh chóng đến mức khó có để biết được đâu là quyết định đúng đắn nhất: ở hay về. Ảnh: Samantha Tropper/Insider.

Phần lớn du khách đều cho biết tình hình đang thay đổi nhanh chóng đến mức khó có thể biết được đâu là quyết định đúng đắn nhất: ở hay về. Ảnh: Samantha Tropper/Insider.

Cô cũng chứng kiến những du khách Pháp trong khách sạn của mình cố gắng bay về nhà, và họ gặp phải những rắc rối. Sau đó, cô nhìn ra ngoài sông từ cửa phòng khách sạn, nơi có cảnh quan tuyệt đẹp và tự nhủ: "Từ từ đã nào, sao lại phải vội vàng về nhà chứ". Việc hạn chế đi lại này sẽ kéo dài trong 15 ngày, nhưng cô cũng không có công việc gì đang chờ đợi ở nhà. Trước đây, cô làm trong quán bar nhưng giờ đã đóng cửa vì nCoV. Thứ duy nhất buộc cô phải quay về là trường đại học, nhưng học kỳ của cô bắt đầu vào tháng 8. 

Và Tropper quyết định ở lại. Cô cảm thấy may mắn vì có một nơi tuyệt vời để ở. Một số dự án đã hỗ trợ cô, và giúp Tropper trả tiền cho việc ăn ở tại khách sạn. Cô cảm thấy rất thoải mái ở đây, dù đại sứ quán liên tục đưa ra lời kêu gọi công dân về nước, hoặc sẽ mắc kẹt vô thời hạn. "Dù không biết chuyện gì sẽ xảy ra, tôi vẫn cảm thấy ở lại là lựa chọn tốt hơn cả".

Hiện tại, cô dành phần lớn thời gian nằm trên võng đọc sách và trở thành bạn bè với chủ khách sạn, vì cô là khách duy nhất còn ở lại. Cô cảm thấy "an toàn đến không ngờ". 

Nói về thái độ của người dân địa phương đối với đại dịch, cô nói: "Mọi người lo lắng nhưng không đến mức quá sợ hãi để phải đi tích trữ đồ một cách kinh hoàng như nhiều nước khác. Mọi người đều bình tĩnh, đoàn kết để đi qua đại dịch".

Nguy cơ lây nhiễm khi về nhà cao hơn

Nữ du khách Leslie Aimone, đến từ California, kéo dài chuyến du lịch của mình trên một tháng, hoặc lâu hơn. 31/1, cô rời nhà tới Costa Rica và có lịch bay về vào 3/4. Đến giữa tháng 3, mọi thứ bắt đầu thay đổi nhanh chóng. Quốc gia này tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới với người nước ngoài vào 18/3. Bạn bè của Aimone không thể đến đây thăm cô nữa, nhưng cô cũng chưa muốn về nhà. Vì việc về nhà lúc này, mạo hiểm hơn là an toàn.

Leslie Aimone đang sống ở vùng nông thôn của Costa Rica. Cô sống trong một ngôi nhà nhỏ. Ảnh: Leslie Aimone/Insider.

Leslie Aimone đang sống trong một ngôi nhà nhỏ ở vùng nông thôn của Costa Rica. Ảnh: Leslie Aimone/Insider.

Aimone đang ở Playa Zanculo, một vùng hẻo lánh của đất nước. Để quay lại San Diego, California, cô phải dành hàng giờ ngồi xe bus đến San Jose, rồi bay qua sân bay quốc tế Los Angeles. Và điều này rất dễ khiến cô bị lây bệnh. Trong trường hợp chuyến đi kết thúc trong an toàn, cô cũng đối diện việc nhiễm nCoV lần nữa và nguy cơ này khá cao khi nơi cô sinh sống có hơn 1.500 ca nhiễm. Trong khi đó, toàn đất nước Costa Rica mới có hơn 500. Khi đưa ra quyết định ở lại, nữ du khách cảm thấy nhẹ nhàng hơn.  

Aimone sớm nhận ra thực tế rằng cô có thể mắc kẹt ở Costa Rica trong nhiều tháng, khi chuyến bay cuối cùng mà cô biết để có thể trở về là 31/3. Nhiều hãng bay không có kế hoạch hoạt động trở lại cho tới đầu tháng 5. "Tôi không nghĩ quyết định nào sẽ hoàn hảo. Nhưng đây là quyết định đúng đắn", cô nói.

Ở Playa Zancudo, mọi người đang thực hiện việc giãn cách xã hội một cách nghiêm túc. Aimone ở trong một ngôi nhà nhỏ một mình. Trong thời gian ngắn đó, cô đã tạo ra trang Fanpage để mọi người trong thị trấn có thể kết nối lại với nhau, khiến cô cảm thấy vui và ấm lòng. Người dân đã rất chào đón cô và hào hứng với dự án của Aimone.

Y tế nơi bị mắc kẹt xếp hạng cao hơn ở nhà

Leigh Lagrosa sống ở New York cùng mẹ và bố dượng nhưng ngày 8/2, cô tới Colombia du lịch. Lúc đó, cô chưa có khái niệm gì về đại dịch. Covid-19 vẫn là một thứ xa vời, cô có nghe đến nó nhưng vẫn tự tin rằng "không ở gần mình để phải lo lắng cho chuyến đi". 

Những gì tôi có thể làm lúc này là chờ đợi ngày này qua ngày khác, tuần này sang tuần khác, nữ du khách chia sẻ. Ảnh: Leigh Lagrosa/Insider.

"Những gì tôi có thể làm lúc này là chờ đợi mỗi ngày, tuần này sang tuần khác", nữ du khách chia sẻ. Ảnh: Leigh Lagrosa/Insider.

Chuyến đi ban đầu tới Colombia của nữ du khách Mỹ kéo dài 3 tuần. Cô tới thành phố Cartagena để gặp bố đẻ và sau đó bắt đầu khám phá rừng Amazon. Vào ngày cuối cùng ở Amazon, Lagrosa tìm thấy một con mèo bị bệnh và quyết định kéo dài thời gian ở lại để giúp con vật hồi phục. Giải thích cho hành động trên, cô nói: "Tôi vẫn đang làm việc khi đi du lịch. Tôi là người linh hoạt và có tiền tiết kiệm. Tôi cũng có một trái tim và không thể để con mèo con này chết".

Sau đó, cô mang con mèo đến Bogotá và hủy chuyến bay đến Florida, rồi từ Florida tới New York. Trước đó, cô luôn muốn dành thời gian ở một quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha để cải thiện ngôn ngữ của mình. Và cô cần một lý do ở lại. Lần này, đó là con mèo.

Khi quyết định ở lại, cô bắt đầu nghe về thông báo đóng cửa biên giới nước Mỹ. Lúc này, cô nhận ra mọi thứ đang trở nên nghiêm trọng. Cô gọi điện cho bạn bè, gia đình để xin lời khuyên. Mọi người đều nói cô nên ở lại. Lúc đó, cô mới chỉ nghĩ rằng việc đi lại giữa các sân bay không phải ý tưởng hay. Nó có thể là nơi lây bệnh "rất tốt". Hơn nữa, bố dượng và mẹ của cô đều đã ngoài 60 tuổi. Do đó, cô không thể quyết định mọi thứ chỉ có lợi cho bản thân mình.

Cuối cùng, nữ du khách ở lại Colombia. Chính phủ Colombia đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm để ngăn chặn nCoV và Bogotá nơi cô đang sống nằm trong tình trạng cách ly từ 20/3. "Tôi cảm thấy an toàn hơn khi ở đây", cô nói. Điều khiến cô cảm thấy được an ủi là chính phủ Mỹ vẫn có các chuyến bay nhân đạo hàng tuần, đưa công dân về nước. 

Lagrosa cho biết khi đang băn khoăn giữa việc đi hay ở lại, cô đã tìm kiếm thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Colombia dựa trên bảng xếp hạng của WHO. Và Colombia đứng cao hơn Mỹ. Hơn nữa, các bệnh viện ở đây vẫn chưa quá tải, khu vực mà cô đang sống là nơi được đánh giá "tương đối giàu có" của thành phố. Cô tin rằng mình sẽ được chăm sóc nếu chẳng may bị bệnh.

Anh Minh (Theo Insider)

Let's block ads! (Why?)