Giá vàng biến động mạnh

Giá tăng vọt lên 1.315 USD một ounce vào cuối giờ giao dịch châu Âu, nhưng lại giảm mạnh xuống 35 USD trong phiên Mỹ, rồi chốt ngày ở mức thấp 1.278 USD một ounce.

Do lo ngại Cục dự trữ Liên bang Mỹ - Fed có thể chưa tăng lãi suất USD trong kỳ họp tới vì nhiều dữ liệu kinh tế còn yếu khiến thị trường xuất hiện lực mua vàng vào, đẩy giá kim loại quý tăng vọt. Giá vàng đã tăng một mạch hơn 20 USD vào đầu phiên châu Âu, lên sát 1.260 USD.

gia-vang-bien-dong-manh

Giá vàng quốc tế biến động mạnh.

Tuy nhiên, thị trường sau đó chứng kiến hoạt động bán tháo do tin đồn cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về việc có rút khỏi Liên minh châu Âu hay không sẽ dừng lại sau khi một chính trị gia nổi tiếng của nước này bị giết. Cùng với đó là chứng khoán và USD tăng trở lại khiến giá vàng nhanh chóng đảo ngược.

Từ mốc 1.315 USD, giá liên tiếp đâm thủng các mức 1.300 USD đến 1.285 USD và rơi về dưới ngưỡng 1.278 USD khi chốt ngày, tức mất liền mạch gần 35 USD mỗi ounce so với đỉnh cao 22 tháng vừa đạt được trước đó.

Tuy nhiên, giá vàng giao tương lai vẫn được hỗ trợ do Cục dự trữ Liên bang Mỹ tới nay chưa nhất quán trong việc có tăng lãi suất hay không. Theo đó, giá vàng giao tháng 8 chốt phiên tăng 0,6%, lên sát 1.296 USD một ounce.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á, giá vàng giao ngay đã lại quay đầu tăng. Tính đến 8h, mỗi ounce lên sát mức 1.285 USD, tăng gần 7 USD so với mở cửa.

Nếu căn cứ theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới quy đổi hiện có giá khoảng 34,61 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Trong khi đó, mức giá đầu ngày hôm nay của vàng miếng trong nước xoay quanh 34,20-34,30 triệu đồng, tức rẻ hơn giá thế giới khoảng 410.000 đồng mỗi lượng ở chiều thu mua, và 310.000 đồng ở chiều bán ra.

Về mặt kỹ thuật, giá vàng tương lai giao tháng 8 đóng cửa ở mức cao nên kim loại quý này vẫn có lợi thế trong ngắn hạn. Mức kháng cự vững chắc của vàng là 1.320 USD một ounce, còn mức hỗ trợ lâu dài là 1.275 USD.

Hoài Thu

Let's block ads! (Why?)